Đăng nhập


16-04-2016 21:12

Tân Tiến là xã nằm ở phía Đông huyện Gia Lộc, có đ­ường tỉnh lộ 39C nối đư­ờng 17A với đường 191 chạy qua. Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn, phía Đông giáp xã Kỳ Sơn (huyện Tứ Kỳ), phía Nam giáp xã Gia Khánh, Gia Lương và phía Tây giáp xã Gia Xuyên.

Tân Tiến là xã nằm ở phía Đông huyện Gia Lộc, có đ­ường tỉnh lộ 39C nối đư­ờng 17A với đường 191 chạy qua. Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn, phía Đông giáp xã Kỳ Sơn (huyện Tứ Kỳ), phía Nam giáp xã Gia Khánh, Gia Lương và phía Tây giáp xã Gia Xuyên. Xã có diện tích tự nhiên là 259 ha, dân số 3.633 người (tính đến 31/12/2005). Xã có 3 làng: Đông Cận, Quán Đào và Tam Lương.

Dưới chế độ phong kiến làng Đông Cận thuộc tổng Hội Xuyên (huyện Gia Lộc), 2 làng Quán Đào và Tam Lư­ơng thuộc tổng Mỹ Xá (huyện Tứ Kỳ). Đầu năm 1946, 3 làng Đông Cận, Quán Đào, Tam Lương hợp nhất lại, lập thành xã Tân Tiến cho đến ngày nay.

Xã có nghề cổ truyền là nghề làm bún bánh ở 2 thôn Đông Cận, Tam Lương. đã được công nhận làng nghề truyền thống (ngày 01/9/2004). Tân Tiến xưa là nơi có nhiều công trình kiến trúc văn hoá như­: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ…đến nay nhân dân địa phương vẫn còn lư­u giữ được một số công trình kiến trúc cổ có giá trị, tiêu biểu như đình Quán Đào đã được công nhận di tích lịch sử văn hoá cách mạng năm 1995.

Tháng 10/1947 chi bộ đầu tiên của Đảng bộ xã Tân Tiến đ­ược thành lập với 3 đảng viên, đến nay số đảng viên của Đảng bộ đã lên tới 164 đồng chí; trong đó có 25 đồng chí được tặng huy hiệu 40 năm tuổi đảng, 5 đồng chí được tặng huy hiệu 50 năm tuổi đảng. Trong suốt chặng đường cách mạng, đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu giải phóng quê hương góp phần vào cuộc đấu tranh chung giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Tân Tiến có phong trào du kích phát triển mạnh, đã xây dựng thành công mô hình “làng chiến đấu” điển hình trong cả nư­ớc, du kích Tân Tiến mư­u trí, dũng cảm đã lập được nhiều chiến công, đẩy lùi nhiều trận càn và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Hoà bình lập lại, Tân Tiến đã được đón nhiều đoàn khách quốc tế đến từ các nước Châu Phi, Mỹ La tinh đến học tập về chiến tranh du kích. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nư­ớc, xã là nơi đặt trận địa tên lửa phòng không. Nhân dân Tân Tiến đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu giành nhiều chiến công, do có thành tích đặc biệt xuất sắc, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Tiến đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước”.

Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhân dân Tân Tiến đã đóng góp xứng đáng sức người, sức của vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nư­ớc. Xã có 4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 91 người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hy sinh được suy tôn liệt sỹ, 44 thương binh và nhiều cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương các loại.

Đến nay, đời sống văn hoá xã hội được nâng lên, các cơ sở phúc lợi công cộng đư­ợc đầu t­ư xây dựng khang trang hơn. Xã có 1 trạm y tế, 3 tr­ường học (mầm non, tiểu học, THCS). Nghĩa trang liệt sỹ của xã có đài Tổ quốc ghi công và 91 phần mộ các liệt sỹ.

 
 Trường Tiểu học Tân Tiến

* Làng Tam Lương.

Làng Tam Lương xưa thuộc tổng Mỹ Xá huyện Tứ Kỳ, đến trước năm 1938 làng thuộc tổng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc. Đến đầu năm 1946 làng thuộc xã Tân Tiến. Làng có 10 dòng họ sống quần tụ đoàn kết, thương yêu nhau "tối lửa tắt đèn có nhau" từ lâu đời.

 

Quang cảnh làng Tam Lương - xã Tân Tiến. 

Thành hoàng làng tên huý là Chung, tên thường gọi không có. Ngài sinh ngày mồng 10 tháng 10 và hoá ngày mồng 8 tháng 8 âm lịch. Sự tích theo thần tích: Ngài cùng hai người anh là Hựu và Phẩm có công giúp Lý Nam Đế đánh giặc Lương, sau khi thắng trận trở về đến cánh đồng làng thì cả 3 người cùng hoá và được dân làng lập đền thờ tôn làm thành hoàng.

Lễ hội truyền thống của làng được tổ chức vào ngày sinh (mồng 10 tháng 10) và ngày hoá (mồng 8 tháng 8) âm lịch hàng năm.

Làng có nghề truyền thống là nghề làm bún đã được công nhận làng nghề TTCN năm 2004.

Từ ngày có Đảng đến nay, nhân dân trong làng một làng một dạ theo Đảng. Trong các cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc làng có 13 ng­ười con ưu tú đã anh dũng hy sinh đ­ược suy tôn là liệt sỹ, 12 thương binh, làng có mẹ Lê Thị Triệu được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 Ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật làng đã xây dựng được quy ước gồm 6 chương 24 điều năm 1998 để mọi người cùng thực hiện.

* Làng Đông Cận.

 
Nhà văn hóa thôn Đông Cận 

Xưa thuộc tổng Hội Xuyên huyện Gia Lộc, từ đầu năm 1946 làng thuộc xã Tân Tiến cho đến ngày nay. Làng có 8 dòng họ cùng chung sống hoà thuận, đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau từ lâu đời.

Thành hoàng làng hiệu là Thuỵ - Đạo - Cố, huý là Hoàng Công sinh ngày 13 tháng 2, hoá ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch, hiển thánh ngày 14 tháng 8 âm lịch. Là người có công phò vua Lý Anh Tôn đánh giặc ở đất Quỳnh Nha và được vua phong là Chung phẩm hoàng bào Nguyên suý đại tướng quân.

Nhân dân trong làng lập miếu thờ ngài ở đống Mả Nghè (nơi thác), trong năm tế lễ vào ngày 13 tháng 2 là ngày sinh; ngày 10 tháng 10 và ngày 14 tháng 8 là ngày hoá và hiển thánh. Làng có lệ giao hiếu với làng Mỹ Xá thuộc tổng Mỹ Xá, huyện Tứ Kỳ.

Hiện nay làng còn lưu giữ được một ngôi chùa cổ. Chùa làng thờ “Nhiếp chính ỷ Lan”, dân làng thường gọi là bà Đươi. Hàng năm vào ngày 24 tháng 7 âm lịch làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của bà.

Làng có nghề truyền thống là nghề làm bún đã được công nhận làng nghề TTCN năm 2004.

Dư­ới sự lãnh đạo của Đảng, các thế hệ người dân làng Đông Cận đã đóng góp xứng đáng công sức của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Qua các cuộc kháng chiến, làng có mẹ Lê Thị Cỏn được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; làng có 18 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh và được suy tôn là liệt sỹ, 10 th­ương, bệnh binh.

Làng đã xây dựng được quy ước gồm 6 chương, 24 điều năm 1998.

Làng Quán Đào.

 
 Cổng đình Quán Đào - xã Tân Tiến.

Xưa ki­a thuộc tổng Mỹ Xá huyện Tứ Kỳ, đến trước năm 1938 làng thuộc tổng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc. Đầu năm 1946 làng thuộc xã Tân Tiến cho đến ngày nay. Làng có 8 dòng họ chung sống hoà thuận từ nhiều đời nay.

Hiện nay làng còn lưu giữ đư­ợc một ngôi chùa và một ngôi đình. Đình làng thờ thành hoàng hiệu là Thiên Tác Đại Vư­ơng Lý Canh Tôn.

Sự tích theo thần tích: Ngài là con của Lạc Long Quân có công âm phù nhà Lý đánh giặc Tống, sau ngày thắng giặc vua ban chiếu phong ngài là Bảo Tướng Phúc Thần hiển liệt hộ quốc an dân; âm phù Lê Thái Tổ đánh giặc Minh, sau khi thắng giặc Minh được vua Lê ban chiếu phong là Trợ thắng Thượng đẳng thần...

Lễ hội làng được tổ chức vào ngày hiển thánh 12 tháng Chạp hàng năm. Nhân dân trong làng có tục kiêng hèm huý, lúc đọc, lúc nói phải kiêng chữ Canh Tôn.

Do có giá trị về kiến trúc văn hoá gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, Đình Quán Đào đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hoá cách mạng năm 1995.   

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, nhân dân làng Quán Đào đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, chi viện sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ quê hương. Làng có hai bà mẹ Đỗ Thị Quỵ và Phạm Thị Tủm được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 55 người con ưu tú của làng đã anh dũng hi sinh và đ­ược suy tôn liệt sỹ, 36 người là thương binh đã để lại một phần x­ương máu nơi chiến trường...và nhiều cá nhân được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại.

Thực hiện công cuộc đổi mới, nhân dân làng Quán Đào lại cùng nhau đoàn kết, phát huy truyền thống anh hùng, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.

Làng đã xây dựng được quy ước gồm 6 chương, 50 điều năm 2003.

Cung cấp thông tin cho Tân Tiến Online vui lòng gửi về nguoitantien@gmail.com 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn

About this page ι Sitemap ι Contacts

Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge  

Tự tạo website với Webmienphi.vn